Vàng miếng SJC hiện vượt mốc 70 triệu đồng/lượng, còn vàng nhẫn lên 57,55 triệu đồng/lượng, mức cao nhất 17 tháng.
Vàng miếng SJC lên cao nhất 17 tháng
Sáng 13/10, giá vàng miếng SJC được các cửa hàng lớn tại Hà Nội được niêm yết ở 69,4-70,1 triệu đồng/lượng (mua - bán), giảm 150.000 đồng mỗi chiều so với giá đóng cửa phiên hôm qua. Chênh lệch 2 chiều mua - bán được duy trì ở mức 700.000 đồng.
Dù quay đầu giảm song giá vàng miếng SJC vẫn vượt 70 triệu đồng ở chiều bán và hiện ở mức cao nhất 17 tháng. So với mức giá kỷ lục thiết lập vào tháng 3 năm ngoái là 74 triệu đồng/lượng, giá vàng miếng hiện còn kém gần 4 triệu đồng mỗi lượng.
Giá vàng nhẫn cũng giảm theo. Cụ thể, giá vàng nhẫn được giao dịch tại 56,5-57,5 triệu đồng/lượng, giảm 50.000 đồng. Chênh lệch 2 chiều là 1 triệu đồng. Vàng miếng đang đắt hơn vàng nhẫn 12,6 triệu đồng/lượng.
Giá vàng miếng trong nước đang ở xu hướng tăng 3 tháng trở lại đây và hiện ở mức cao nhất 17 tháng. So với mức giá kỷ lục thiết lập vào tháng 3 năm ngoái là 74 triệu đồng/lượng, giá vàng miếng hiện còn kém hơn 3-4 triệu đồng mỗi lượng.
Giá vàng nhẫn cũng tăng theo. Cụ thể, giá vàng nhẫn được giao dịch tại 56,55-57,55 triệu đồng/lượng, tăng 150.000 đồng. Chênh lệch 2 chiều là 1 triệu đồng.
Giá vàng thế giới trên Kitco News hiện đạt 1.870 USD/ounce, giảm 5 USD so với hôm qua. Vàng trong nước và thế giới hiện chênh nhau tới hơn 14,5 triệu đồng mỗi lượng.
Thị trường vàng biến động mạnh
Vàng giảm do lợi suất và USD tăng sau số liệu CPI tháng 9 của Mỹ. Tai Wong - chuyên viên giao dịch kim loại độc lập tại New York - đưa ra nhận định: "Chỉ số CPI giảm có thể đủ để làm chậm đà tăng mạnh mẽ của vàng nhưng bản thân nó sẽ không gây ra một đợt bán tháo nghiêm trọng, đặc biệt là trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị còn cao".
Thông tin mới nhất được Cục Thống kê Lao động Mỹ công bố, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ trong tháng 9 tăng 3,7% so với cùng kỳ trong bối cảnh chi phí thuê nhà và giá xăng cao nhất trong năm, gây thêm áp lực cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, lạm phát cơ bản tăng chậm lại, ở mức 4,1% so với cùng kỳ 2022.
Giới phân tích nhận định, lạm phát tại Mỹ đang giảm, thị trường việc làm tốt lên sẽ thúc đẩy Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng thêm lãi suất vào tháng 11/2023 và duy trì lãi suất cao trong thời gian dài hơn. Vàng là tài sản không mang lãi suất, nên môi trường lãi suất cao không có lợi cho giá vàng và ngược lại.
USD tự do giảm
USD-Index - chỉ số đo sức mạnh của USD với rổ tiền tệ lớn trên thế giới - có xu hướng tăng điểm sau số liệu lạm phát Mỹ, hiện giao dịch quanh mức 106,51 điểm.
Tỷ giá trung tâm sáng nay được Ngân hàng Nhà nước công bố ở mức 24.077 đồng/USD, tăng 10 đồng so với trước đó. Với biên độ 5%, giá USD tại các ngân hàng thương mại được phép dao động từ 22.873 đồng đến 25.280 đồng.
Các nhà băng tăng giá mua bán USD dao động 10-40 đồng. Ngân hàng lớn giao dịch USD tại 24.240-24.610 đồng. Tại ngân hàng cổ phần, giá USD là 24.240-24.650 đồng.
Giá USD trên thị trường tự do giảm mạnh ở cả 2 chiều mua - bán. Các điểm thu đổi ngoại tệ trên thị trường tự do giảm giá USD về 24.500-24.550 đồng, tức giảm 130 đồng chiều mua và 180 đồng chiều bán.
Nguồn: Internet