2. Béo phì
Hoạt động thể chất là yếu tố quan trọng trong việc quản lý cân nặng và ngăn ngừa béo phì. Tập thể dục thường xuyên hỗ trợ đốt cháy calo, tăng cường trao đổi chất và thúc đẩy giảm cân lành mạnh. Kết hợp tập aerobic và bài tập rèn luyện sức mạnh có thể tăng cường cơ bắp, tăng khả năng đốt cháy chất béo của cơ thể.
3. Bệnh tiểu đường loại 2
Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện độ nhạy insulin và giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, do đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Hoạt động thể chất cũng hỗ trợ kiểm soát cân nặng, một yếu tố quan trọng của việc phòng ngừa và quản lý bệnh tiểu đường.
4. Loãng xương
Các bài tập như đi bộ, khiêu vũ và nâng tạ có thể giúp xương chắc khỏe và giảm nguy cơ loãng xương. Hoạt động thể chất thường xuyên giúp tăng mật độ xương và làm chậm quá trình mất xương, đặc biệt ở phụ nữ mãn kinh.
5. Rối loạn sức khỏe tâm thần
Tập thể dục thường xuyên có tác động sâu sắc đến sức khỏe tinh thần bằng cách giảm bớt các triệu chứng trầm cảm, lo lắng và căng thẳng. Hoạt động thể chất kích thích giải phóng endorphin, cải thiện tâm trạng và ngăn ngừa suy giảm nhận thức do tuổi già.
Tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm đau khớp và giảm nguy cơ viêm khớp
6. Ung thư
Mặc dù tập thể dục không trực tiếp trị ung thư, nhưng nghiên cứu cho thấy hoạt động thể chất thường xuyên có thể làm giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư, bao gồm ung thư vú, đại tràng và phổi, theo Health Shots.
7. Các bệnh hô hấp mạn tính
Tập thể dục thường xuyên có thể cải thiện dung tích phổi và chức năng hô hấp, có lợi cho những người mắc các bệnh như hen suyễn và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Các bài tập aerobic, kết hợp với kỹ thuật thở thích hợp, có thể nâng cao hiệu quả hoạt động của phổi và sức khỏe hô hấp tổng thể.
8. Rối loạn giấc ngủ
Hoạt động thể chất thường xuyên giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Tập thể dục thúc đẩy giải phóng các hóa chất trong não giúp thư giãn, giảm các triệu chứng mất ngủ và giúp ngủ ngon.
9. Đau viêm khớp
Tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm đau khớp và giảm nguy cơ viêm khớp. Các hoạt động tác động thấp như bơi lội, yoga và đạp xe giúp cải thiện tính linh hoạt của khớp, tăng cường cơ bắp hỗ trợ và giúp giảm các triệu chứng viêm khớp.
10. Suy giảm nhận thức
Hoạt động thể chất giúp duy trì chức năng nhận thức, trí nhớ và sức khỏe tổng thể của não bộ khi già đi.
Theo các chuyên gia, nên tập thể dục đều đặn ít nhất 30 phút mỗi ngày, theo Health Shots.